Chữa đau răng cấm – Nguyên nhân và cách chữa đau răng cấm dứt điểm

Chữa đau răng cấm – Có thể bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do chấn thương hoặc bệnh lý. Khi bị đau răng cấm, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp và sớm nhất tránh để tình trạng kéo dài.

chữa đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
chữa đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị

Vị trí và cấu tạo của răng cấm

Răng cấm là tên gọi nhân gian của các răng số 6, số 7 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Chức năng chính của chúng là nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vị trí của các răng cấm trong hàm
Vị trí của các răng cấm trong hàm

Cấu tạo răng cấm

Cũng giống như các răng khác, răng cấm có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

– Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc, bảo vệ cho các cấu trúc bên trong và không cảm nhận được cảm giác đau.

– Lớp bên cạnh men răng là ngà răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.

– Lớp trong cùng của răng là tủy răng. Chức năng của tủy là nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng và cảm nhận các kích thích từ bên ngoài. Chính vì thế, các vấn đề về tủy như sang chấn do va chạm, viêm tủy, chết tủy… thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Cấu tạo của răng cấm
Cấu tạo của răng cấm

Đau răng cấm ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn trước, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng đau răng cấm

Đó có thể là các cơn đau nhức răng dữ dội, kéo dài hằng giờ hoặc chỉ thoáng qua. Các dạng thường gặp bao gồm:

– Đau răng đột ngột.

– Đau khi nhai, cắn, cơn đau giảm dần khi loại bỏ kích thích.

– Nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh hoặc vị chua ngọt của thức ăn.

– Đau tự phát, kéo dài vài phút hoặc vài giờ.

– Sưng nướu hoặc mặt ở vùng răng bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân khiến răng cấm bị đau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau răng cấm, thường gặp nhất là:

Răng bị sâu, viêm tủy

Sâu răng là đốm đen nhỏ trên bề mặt răng, hình thành do sự kết hợp của acid có trong nước bọt với vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng.

Các giai đoạn của bệnh sâu răng
Các giai đoạn của bệnh sâu răng

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Khi lỗ sâu xâm lấn vào ngà, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng. Nếu đến tủy, có thể gây viêm tủy, hoại tử tủy, khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội khi răng bị kích thích, nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện các cơn đau tự phát.

Răng bị chấn thương

Răng bị mẻ, gãy, vỡ, nứt hoặc bất kỳ chấn thương nào khác nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sâu răng, viêm tủy, hoại tử tủy, thậm chí là viêm quanh chóp răng, áp xe chân răng,… khiến bệnh nhân bị đau nhức, ê buốt.

Răng cấm bị chấn thương
Răng cấm bị chấn thương

Đau răng thường chia thành từng cơn. Nhẹ thì đau tại chỗ, nặng hơn có thể đau dữ dội lan ra xung quanh, giật theo nhịp mạch đập. Trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng đau dù không có bất kì tác động bên ngoài nào.

Bệnh nha chu, viêm nướu

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu, dây chằng, xương ổ răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh nha chu thường phát triển qua 2 giai đoạn, viêm nướu và viêm nha chu.

Một số trường hợp bệnh nha chu
Một số trường hợp bệnh nha chu

Các cơn đau do bệnh nha chu thường có nhiều cấp độ. Trong giai đoạn viêm nướu, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Khi phát triển thành viêm nha chu, với các biểu hiện như xuất hiện ổ mủ ở chân răng, áp xe răng, tụt nướu, bệnh thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Mọc răng khôn

Bệnh nhân cũng có thể bị đau răng cấm do biến chứng của việc mọc răng khôn. Khi răng không mọc lệch, chúng có thể chèn ép, thậm chí là “đâm thẳng” vào chiếc răng cấm bên cạnh, khiến chúng bị hỏng.

Răng khôn mọc ngang, chèn ép răng số 7
Răng khôn mọc ngang, chèn ép răng số 7

Ngay cả khi mọc thẳng, sự tồn tại của răng khôn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng cấm. Thức ăn dễ dắt vào trong khe hở giữa hai răng này, gây sâu răng.

Cách làm dịu các cơn đau răng cấm tại nhà

Lưu ý: Các cách này không thể dứt điểm chữa đau răng cấm bằng các cách này

Cách duy nhất để khắc phục tình trạng đau nhức răng cấm là áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa.

Nếu như chưa có điều kiện đến nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể sử dụng một hoặc một vài cách sau để làm dịu các cơn đau:

Súc miệng bằng nước muối:

Việc giảm đau nhức răng bằng nước muối khá đơn giản. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi, thực hiện nhiều lần trong ngày, các cơn đau nhức răng sẽ giảm đáng kể.

Không nên sử dụng nước muối tự pha, vì dung dịch này không đảm bảo được nồng độ và tiêu chuẩn vệ sinh.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm đau răng
Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm đau răng

Súc miệng bằng nước trà xanh:

Nước trà xanh có tính kháng khuẩn cao, có thể làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng bằng trà xanh còn giúp xoa dịu các triệu chứng viêm nướu răng.

Chườm đá:

Bạn có thể giảm đau răng cấm bằng cách chườm đá. Khi thực hiện, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá, không chườm trực tiếp lên da hoặc đặt đá lên chiếc răng đau để tránh làm tổn thương các mô.

Bạn có thể làm dịu các cơn đau răng bằng cách chườm đá
Bạn có thể làm dịu các cơn đau răng bằng cách chườm đá

Súc miệng bằng nước cốt chanh:

Bạn có thể pha nước cốt chanh vào trong cốc nước ấm để súc miệng. Điều này sẽ giúp răng được sạch sẽ, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn. Sau khi thực hiện, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên bề mặt răng.

Dùng lá trầu không:

Lấy 2 – 3 lá trầu không, giã nhỏ rồi hòa với một chén rượu. Để khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong để súc miệng, cảm giác đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách trị nhức răng tại nhà bằng lá trầu không
Cách trị nhức răng tại nhà bằng lá trầu không

Lưu ý: Các phương pháp trên chỉ làm suy giảm các triệu chứng đau răng, không thể khắc phục triệt để tình trạng cũng như chữa đau răng cấm. Do đó, ngay khi có thời gian, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

———————————————

Liên hệ Nha khoa Quốc tế Hoàn Mỹ theo thông tin:

Địa chỉ: 19-21 Lý Bôn, Phường 02, Thành phố Cà Mau

Hotline: 0290 650 7999

Website: https://nhakhoaquoctehoanmy.com

Fanpage: Nha Khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Cà Mau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *