Tất tần tật cách chữa chứng hôi miệng ở trẻ em tốt nhất

chữa chứng hôi miệng ở trẻ em

Bệnh hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng.

Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp, Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng, nguyên nhân gồm 2 nhóm chính sau:

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Dị vật trong mũi: Trẻ em thường hay tò mò và thử những điều mới lạ. Do đó, trẻ có thể nhét một vật lạ vào mũi, ví dụ như một hạt đậu, một mảnh đồ chơi nhỏ … và “để quên”, có thể gây ra nhiễm trùng trong mũi và gây ra hôi miệng.

Amidan: Các hốc rãnh trong amidan (đặc biệt ở những trẻ thường hay bị viêm amydan mủ, amidan phì đại) là nơi dễ bị tích tụ thức ăn, sữa, bánh kẹo … sẽ gây ra mùi cực kỳ “khó chịu” trong miệng.

Các bệnh lý đường hô hấp: như viêm xoang, hen suyễn và phì đại VA (sùi vòm mũi họng) là những nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng hôi miệng ở trẻ em.

Các bệnh lý khác: tiểu đường, viêm dạ dày, suy thận, bệnh lý gan và ung thư miệng rất hiếm gặp ở trẻ em.

Tuy nhiên, nếu đã loại trừ các nguyên nhân gây hôi miệng khác nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc bé có các biểu hiện của bệnh lý, thì nên được khám và kiểm tra.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ

Nhóm nguyên nhân liên quan đến răng miệng

Vệ sinh răng miệng kém: có nhiều vị trí trong miệng như: bề mặt của răng, rãnh giữa răng và nướu, các gai trên bề mặt của lưỡi, là nơi thức ăn dễ bị mắc kẹt và các vi sinh vật phản ứng gây ra mùi hôi.

Hầu hết trẻ em không chịu đánh răng, ba mẹ cũng không đủ kiên nhẫn và dễ bỏ qua việc này.

Sâu răng và áp xe răng: Khi bị sâu răng, việc chải răng không thể làm sạch được chỗ răng sâu.

Những khoang này là môi trường cho sự phát triển của vi sinh vật kèm với việc tích tụ thức ăn gây ra hôi miệng. Do đó, để không bị hôi miệng chỉ có cách điều trị răng bị sâu.

Bệnh nha chu (viêm nướu răng): Loại bỏ mảng bám răng không đúng cách và vệ sinh răng miệng kém sẽ gây ra viêm nướu răng và làm hôi miệng.

Lệch khớp cắn: răng bên ngoài vòm răng, răng chen chúc do hàm nhỏ … có thể làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng.

Vì lý do này, nhiều trẻ em hoặc cả người lớn, mặc dù không bị sâu răng, nhưng bị hôi miệng do răng bị lệch hoặc sâu răng nhỏ giữa các kẽ răng.

Khô miệng: Bình thường, chúng ta thở bằng mũi, và trong miệng luôn được “giữ ẩm” và “rửa” sạch bởi nước bọt.

Khi thở bằng miệng (nghẹt mũi) hoặc ngáy khi ngủ, hoặc ở trẻ em em thường xuyên mút ngón tay hoặc sử dụng “ti giả”,  nước bọt bị “bay hơi” và miệng bị khô, vi sinh vật sẽ phát triển nhanh hơn và gây ra hôi miệng.

Cách chữa chứng hôi miệng ở trẻ em hiệu quả

Hãy chữa chứng hôi miệng ở trẻ em kịp thời để không bị tình trạng nặng nề hơn. Những cách điều trị khi bé bị hôi miệng đơn giản sau đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất:

Để hơi thở của bé được thơm tho, bạn cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng, miệng và lưỡi.

Với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng.

Tuy nhiên, nếu bé mắc hôi miệng kéo dài, bạn cần tìm những nguyên nhân khác.

Cách chữa chứng hôi miệng ở trẻ em hiệu quả
Cách chữa chứng hôi miệng ở trẻ em hiệu quả

Vi khuẩn có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng.

Cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ trong thời gian dài, đã sử dụng những biện pháp trên mà không hết, thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ, vì có thể do trẻ bị viêm xoang.

Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.

Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển.

Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.

Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Hãy chăm sóc răng miệng trẻ thật tốt để trẻ không bị hôi miệng, luôn có vòm miệng thơm tho sạch sẽ.

Chữa chứng hôi miệng ở trẻ em kịp thời khi bé bị hôi miệng cũng sẽ tránh được những bệnh về khoang miệng cho trẻ. Các mẹ hãy chú ý khi chăm sóc trẻ và điều trị kịp thời.

Bạn có thể đến Nha khoa Quốc tế Hoàn Mỹ để được tư vấn

Địa chỉ: 19-21 Lý Bôn, Phường 02, Thành phố Cà Mau

Hotline: 0290 650 7999

Website: https://nhakhoaquoctehoanmy.com/

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctehoanmy.camau/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *