Trị hôi miệng bằng muối với các các này sẽ khỏi ngay

Trị hôi miệng bằng muối có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn sinh sống trong kẽ răng.

Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp với những người bị hôi miệng nhẹ và trung bình. Với trường hợp bị hôi miệng lâu năm, cần kết hợp cách chữa từ nước muối với các biện pháp chuyên sâu.

Những nguyên nhân chính bị hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân hôi miệng. Hầu hết các nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng.

Việt Nam hiện có khoảng 45% dân số mắc chứng hôi miệng. Tùy vào nguyên nhân hôi miệng mà biện pháp chữa trị và phòng ngừa sẽ khác nhau

Hôi miệng do Sâu răng, viêm tủy răng

Sâu răng không chỉ gây ra sự khó chịu, cảm giác đau nhức cho người bệnh mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng.

Răng sâu là tình trạng men răng bị vi khuẩn xâm lấn vào bên trong sau khi đã phá hủy lớp mô răng bên ngoài. Khi vết sâu xâm nhập vào sâu hơn, tủy răng bị ảnh hưởng, gây viêm tủy, viêm chân răng nghiêm trọng.

Hôi miệng, màu sắc răng thay đổi, cảm giác ê buốt, đau răng là những dấu hiệu rõ rệt của sâu răng.

Nguyên nhân chính bị hôi miệng
Nguyên nhân chính bị hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Không đánh răng sau các bữa ăn, không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không vệ sinh mặt lưỡi, chưa có thói quen cạo vôi răng định kỳ là những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.

Cao răng (vôi răng) là môi trường lý tưởng tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn kỵ khí có hại, lớn lên và sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy.

Chúng sử dụng thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết xung quanh, hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi gây mùi khó chịu cho hơi thở.

Bị viêm lợi

Viêm lợi/ viêm nướu cũng được xem là nguyên nhân gây hôi miệng đáng lưu ý ở số đông người trưởng thành.

Viêm lợi là bệnh lý có diễn biến rất phức tạp và hôi miệng là triệu chứng đầu tiên và xuyên suốt quá trình bệnh.

Nếu viêm nướu không được chữa trị, tình trạng hơi thở có mùi sẽ ngày càng nặng nề hơn do bệnh tiến triển thành viêm nha chu nặng

Các nguyên nhân gây hôi miệng khác

Bên cạnh các nguyên nhân chính gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, bệnh về đường tiêu hóa như đau bao tử, bệnh trào ngược dạ dày hay bệnh về hô hấp, thói quen hút thuốc lá, ăn đồ nặng mùi, nhiều chất đạm, béo… cũng là những nhân tố gây ra mùi hôi miệng.

Có nên trị hôi miệng bằng nước muối?

Hôi miệng thường xảy ra ở người mắc các bệnh về nha khoa (viêm nướu, sâu răng,…) và dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản).

Mặc dù không gây hại đến sức khỏe nhưng hôi miệng có thể làm giảm mức độ tự tin khi giao tiếp. Để khắc phục triệu chứng này, bạn có thể áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối.

Nước muối có khả năng khử trùng, loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn tiềm ẩn trong răng miệng. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng ức chế nhiễm trùng, giúp phục hồi niêm mạc bị lở loét và sưng viêm.

Điều trị hôi miệng bằng nước muối còn đem lại một số tác dụng như khử mùi khó chịu, giúp hơi thở thơm mát, làm dịu vết loét ở cổ họng/ niêm mạc nướu, hạn chế chảy máu chân răng, giảm đau họng, loại bỏ mảng bám giúp răng trắng sáng,…

Trị hôi miệng bằng muối với các cách hiệu quả nhất

Trị hôi miệng bằng nước muối loãng

Súc miệng bằng nước muối loãng là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Cách này khá đơn giản nhưng cho hiệu quả cao và phù hợp với cả trẻ nhỏ.

Trị hôi miệng bằng nước muối loãng
Trị hôi miệng bằng nước muối loãng

Thực hiện:

Hòa tan 2 thìa cafe muối với 250ml nước lọc

Súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây

Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối)

Trước khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên chải răng sạch sẽ. Nếu chân răng bị sưng và chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong khoảng 3 phút để làm dịu niêm mạc.

Muối kết hợp với chanh cũng trị được chứng hôi miệng

Nếu răng không bị nhạy cảm thì bạn có thể trị hôi miệng bằng nước muối và chanh. Chanh có chứa nhiều vitamin C và chứa thành thành axit.

Thường chúng ta sẽ dùng chanh và muối để tẩy trắng răng. Vì dung dịch này có khả năng làm sạch các mảng bám trên thân răng.

Nhưng cách này cũng có thể làm cho chúng ta giảm hôi miệng rất hiệu quả.

Đầu tiên bạn cắt đôi quả chanh rồi vắt nước cốt chanh vào 1 cái chén. Sau đó cho một ít muối sạch vào chén và khuấy đều hỗn hợp này lên.

Muối kết hợp với chanh cũng trị được chứng hôi miệng
Muối kết hợp với chanh cũng trị được chứng hôi miệng

Bạn lấy ra một lượng vừa đủ hòa chung với nước ấm sạch để súc miệng. Ngoài ra, bạn có thể bảo quản hỗn hợp này ở trong ngăn mát của tủ lạnh rồi dùng dần.

Trị hôi miệng bằng nước muối theo cách này sẽ không mất nhiều thời gian của bạn.

Một tuần bạn có thể thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần. Lưu ý không nên dùng quá nhiều lần.

Vì thành phần axit trong chanh có thể làm cho bạn bị mòn men răng. Dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt trong khi ăn uống hàng ngày.

Lưu ý cần nhớ khi trị hôi miệng bằng nước muối

Không ngậm nước muối và nhả ra quá nhanh, vì như thế sẽ khiến muối chưa kịp sát khuẩn khoang miệng.

Các bạn cũng nên lưu ý rằng, nước muối không thể dùng để thay thế kem đánh răng vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Đồng thời, các bạn cũng đừng quên tráng miệng lại bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hết lượng muối và các mảng bám trong miệng.

Một gợi ý nho nhỏ là các bạn có thể thêm quế, bạc hà hay các nguyên liệu khác vào nước muối để tăng hiệu quả khử mùi và giúp hơi thở có mùi thơm dễ chịu hơn, thay vì chỉ ngậm nước muối chữa hôi miệng.

Bạn có thể đến Nha khoa Quốc tế Hoàn Mỹ để được tư vấn

Địa chỉ: 19-21 Lý Bôn, Phường 02, Thành phố Cà Mau

Hotline: 0290 650 7999

Website: https://nhakhoaquoctehoanmy.com/

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctehoanmy.camau/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *